fbpx

Tham khảo về gốm đương đại/tự học thêm về làm đồ gốm

Gần đây thỉnh thoảng tôi nhận được một số câu hỏi của các bạn theo dõi trang Facebook của Đất Sét, về làm đồ gốm. Thực sự là đồ gốm là một chủ đề rộng vô cùng, chỉ chuyên sâu vào một lĩnh vực hay một khía cạnh nào đó về làm đồ gốm (làm bằng tay, bàn xoay, hay chuyên về men, chuyên sử dụng porcelain – sứ, hay chuyên về lò nung), và trở nên am hiểu trong lĩnh vực đó là một quá trình dài. Bản thân tôi vẫn đang trong quá trình lựa chon cho mình một “chuyên môn”; và cách tốt nhất và duy nhất để trở thành một “chuyên gia” là thực hành, thực hành, thực hành. Trong quá trình thực hành, tham khảo và học hỏi từ mọi người là một cách để “troubleshoot” – nghĩa là nếu có vấn đề gì đó tôi thường tìm hỏi xem kinh nghiệm của những người đã từng gặp vấn đề tương tự và họ giải quyết như thế nào. Sau đây tôi sẽ chia sẻ một vài nguồn tham khảo tôi thường lui tới, các địa chỉ này đều chỉ có thông tin bằng tiếng Anh, nên nếu các bạn chưa quen với những thuật ngữ làm đồ gốm bằng tiếng Anh – thời gian đầu sẽ hơi mất thời gian để hiểu. Tuy nhiên khi bạn đã quen rồi thì bạn sẽ thấy đây là những nguồn thông tin rất hữu ích, liên tục được cập nhật và thân thiện:

Đọc tiếp “Tham khảo về gốm đương đại/tự học thêm về làm đồ gốm”

Giới thiệu bộ tượng chân dung các em bé dân tộc Việt Nam

Chân dung em bé dân tộc Hà Nhì - chụp bởi anh trai tôi
Chân dung em bé dân tộc Hà Nhì – chụp bởi anh trai tôi

Cách đây khoảng mười năm, máy ảnh DSLR bắt đầu trở nên phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người bắt đầu học về cách sử dụng máy, mua máy và một số ít nhưng cực kỳ giỏi và đam mê nhiếp ảnh đã trở thành nhiếp ảnh gia, phóng viên ảnh chuyên nghiệp thành công. Anh trai tôi, mặc dù không đi theo con đường chụp ảnh chuyên nghiệp, nhưng lại là một trong những người may mắn sở hữu một trong những máy DSLR model tốt nhất: máy Canon 5D. Anh tôi tận dụng tối đa những chức năng của 5D và đã cho ra đời những bức ảnh tuyệt đẹp. Trong nhiều năm liền, mỗi năm một hoặc vài lần, anh tôi cùng một nhóm bạn thích chụp ảnh làm một chuyến “phượt” xuyên Việt từ Bắc vào Nam. Họ tìm và đến những miền đất xa xôi, chưa trở nên quá phổ biến hoặc khách du lịch không hề biết đến. Thiên nhiên và con người ở những vùng đất này đẹp một cách nguyên vẹn; giản dị và mộc mạc.

Đọc tiếp “Giới thiệu bộ tượng chân dung các em bé dân tộc Việt Nam”

Năm 2018

Năm 2018 sắp kết thúc và tôi không khỏi tự hỏi mình đã làm được những gì trong một năm vừa rồi.

Nói về “sự nghiệp” gốm của tôi, tôi cảm thấy “tâm đắc” nhất với ba điều:

  • Có studio riêng cho các project về gốm: sau nhiều tháng làm bẩn và bừa nhà vì làm đồ gốm trong không gian bếp, và càng ngày càng có xu hướng lấn chiếm thêm không gian nấu ăn của bạn cùng nhà, tôi quyết định thuê một studio nhỏ trong một khu tập thể studio – là nơi tác nghiệp của nhiều nghệ sĩ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dự định ban đầu là studio sẽ chỉ có một  bàn, một ghế, một giá phơi đồ, và studio trông rất gọn gàng vào ngày đầu tiên. Nhưng sau sáu tháng tôi đã tậu thêm khá nhiều dụng cụ, và không biết có phải là tín hiệu tốt hay không nhưng thời gian gần đây tôi đã bắt đầu nghĩ đến việc thuê một studio to hơn một chút, để chứa dc nhiều dụng cụ hơn, làm được nhiều đồ hơn, và có không gian để để được một cái lò nung nhỏ.
Đọc tiếp “Năm 2018”

Nghệ thuật dân gian Việt Nam: tranh dân gian

Tranh dân gian Hàng Trống: Cá Chép - được vẽ lại bởi nghệ sĩ trẻ Xuân Lam
Tranh Hàng Trống: Cá Chép – được vẽ lại bởi nghệ sĩ trẻ Xuân Lam

Ngay sau khi tôi blog về những tìm hiểu của tôi về nghệ thuật đương đại Việt Nam trên blog tiếng Anh của Đất Sét (và cũng có bài dịch/tương đồng về nội dung trên blog tiếng Việt), thì lần gần đây nhất về Việt Nam vào tháng Mười, tôi tình cờ và may mắn được một người bạn giới thiệu với anh Hà Mạnh Thắng. Anh Thắng là một nghệ sĩ đương đại Việt Nam nổi tiếng – một người có nhiều triển lãm trong nước và quốc tế. Mặc dù chỉ kịp nói chuyện trong vòng 20-30 phút, anh Thắng đã cho tôi những lời khuyên cực kỳ có ích về việc tôi nên tiếp cận với “thị trường” và nền nghệ thuật đương đại Việt Nam như thế nào.  Cũng trong cuộc nói chuyện này, tôi có kể với anh Thắng về một vài ý tưởng của mình, cũng như cho anh xem những “tác phẩm” mới nhất của tôi.

Đọc tiếp “Nghệ thuật dân gian Việt Nam: tranh dân gian”

Tìm hiểu nghệ thuật đương đại Việt Nam

Nghệ thuật đương đại Việt Nam: tác phẩm giới thiệu trong cuốn Eye Vietnam
Nghệ thuật đương đại Việt Nam: tác phẩm giới thiệu trong cuốn Eye Vietnam

Từ khi tôi bắt đầu theo đuổi nghệ thuật gốm, tôi luôn muốn tìm hiểu thêm về nghệ thuật Việt Nam nói chung và nghệ thuật đương đại Việt Nam. Tôi thường bị thu hút bởi những yếu tố hoặc chủ đề mang tính truyền thống: ví dụ như tranh dân gian, ứng dụng của những bộ màu truyền thống, v.v. Tôi luôn cố gắng hình dung xem mình có thể sử dụng những chất liệu dân gian này vào gốm như thế nào. Một cách tự nhiên, một trong những câu hỏi hiện lên trong đầu tôi là “Đã có ai thử làm cái này chưa?” Tôi bắt đầu google “Vietnamese sculptors” (nhà điêu khắc Việt Nam), “Vietnamese ceramics artists”, “Vietnamese ceramicists” (nghệ sĩ gốm Việt Nam), nhưng tôi không tìm dc nhiều thông tin với những từ khoá này. Tôi mở rộng hơn nội dung tìm kiếm thành “Vietnamese artists” (Nghệ sĩ Việt Nam), “contemporary Vietnamese artists” (nghệ sĩ đương đại Việt Nam”, tôi nhận dc nhiều kết quả hơn, nhưng cũng ko nhiều như mong đợi. Tôi nhận ra rằng có rất ít nguồn thông tin đáng tin cậy (trên internet), ít tài liệu tổng hợp đầy đủ về sự hình thành và phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam. Đây đó có một vài bài viết ngắn, nhưng khó để có thể có một cái nhìn tồng quát về nghệ thuật đương đại Việt Nam, cũng như vị trí tương quan giữa nghệ thuật đương đại Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Đọc tiếp “Tìm hiểu nghệ thuật đương đại Việt Nam”