fbpx

Men gốm: những điều cơ bản nhất

Hai đĩa trang trí tôi chọn dùng men bóng (gloss)
Hai đĩa trang trí tôi chọn dùng men bóng (gloss)

Một trong những lí do khiến tôi cho rằng đồ gốm là một lĩnh vực bất tận để thử nghiệm là vì mỗi công đoạn trong quá trình làm đồ gốm đều có rất nhiều lựa chọn để thử. Từ khâu chọn đất sét, chọn phương pháp làm đồ gốm, cho đến chọn loại men gốm hoặc cách trang trí phù hợp với đất sét và thẩm mỹ cá nhân – ở mỗi bước này bạn có vô vàn khả năng, lựa chọn để tạo ra một sản phẩm cuối cùng độc đáo và độc nhất. Trong bài blog này tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của tôi về men gốm. Hi vọng những chia sẻ này có thể được sử dụng như những tham khảo cơ bản cho những bạn yêu thích đồ gốm.  

Đọc tiếp “Men gốm: những điều cơ bản nhất”

Bốn phong cách làm đồ gốm thủ công (2)

Điêu khắc: một trong bốn phong cách làm đồ gốm thủ công
Điêu khắc: một trong bốn phong cách làm đồ gốm thủ công

Bài viết cách đây hai tuần của tôi trên blog Đất Sét có nói về 2 trong 4 phong cách làm đồ gốm thủ công: làm đồ gốm 100% bằng tay (handbuilding) và đổ khuôn (slip casting). Với handbuilding, những người làm gốm hay dùng sành hoặc gốm; với đổ khuôn thì người làm gốm phải dùng đất sét lỏng (có thể là sành, gốm hoặc sứ).

Đọc tiếp “Bốn phong cách làm đồ gốm thủ công (2)”

Bốn phong cách làm gốm thủ công (1)

bát gốm làm theo cách nặn - pinch. Pinched eggshell bowls by Vietnamese ceramic artist Thuong Tran
Ảnh: bát gốm tôi làm theo phương pháp nặn/bấm (pinch)

Trong bài blog trước tôi có tóm tắt về sự khác nhau của các loại gốm và tính chất tiêu biểu của từng loại. Cách phân loại gốm phổ biến nhất là dựa trên nhiệt độ chín và độ cứng của gốm, sành “chín’ ở nhiệt độ thấp nhất, sau đó đến gốm và nhiệt độ chín cao nhất và cứng nhất là sứ. Trong bài blog này tôi muốn nói về 2 trong 4 phong cách làm đồ gốm chính và các tính chất của gốm phù hợp cho từng phong cách. Cùng tìm hiểu thêm về các cách làm đồ gốm và chọn một phong cách phù hợp với khả năng và sở thích của bạn nhé!

Đọc tiếp “Bốn phong cách làm gốm thủ công (1)”

Đất sét – nguyên liệu tự nhiên nguyên thuỷ nhất của gốm

màu tự nhiên của đất sét ảnh hưởng đến màu của sản phẩm gốm cuối cùng
Màu tự nhiên của đất sét .. Nguồn ảnh: https://rockymountainclay.com/

Một bài blog với chủ đề trùng với tên của website, tại sao không?

Ở Việt Nam, làm đồ gốm thường được nhắc đến như một hoạt động vui chơi giải trí nhẹ nhàng – thường là thử một lần cho biết chứ ít người theo đuổi gốm như một sở thích lâu dài. Nói đến đồ gốm, thường mọi người sẽ nhắc đến những tên tuổi truyền thống như Bát Tràng, Minh Long; chưa có nhiều nghệ sĩ chuyên làm hay bán đồ gốm dù chỉ với số lượng nhỏ hay mang dấu ấn cá nhân một cách rõ ràng, mạnh mẽ trên sản phẩm của mình. Thời gian qua tôi có cơ hội học về đồ gốm, và càng hiểu về gốm tôi càng thấy thú vị và bị cuốn hút bởi môn nghệ thuật này. Tôi muốn chia sẻ những trải nghiệm của mình với các bạn ở Việt Nam muốn hiểu thêm về gốm; và chỉ vì lí do này tôi đã set up thêm cho trang web của Đất Sét phiên bản tiếng Việt. Tôi sẽ cố gắng đăng các bài blog một cách có hệ thống và thường xuyên – vì đây cũng là một cách hiệu quả để tổ chức lại những điều tôi học được về gốm. Tôi cũng muốn lưu ý rằng trên trang blog tiếng Việt của Đất Sét, nếu trong quá trình tra cứu, đối chiếu nguồn thông tin tiếng Việt, tôi không tìm thấy hoặc không biết thuật ngữ tiếng Việt phù hợp, tôi sẽ sử dụng tiếng Anh. Các bạn có thể góp ý hoặc đề xuất thuật ngữ bằng cách comment vào bài viết này.

Đọc tiếp “Đất sét – nguyên liệu tự nhiên nguyên thuỷ nhất của gốm”